Sỏi túi mật là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Trước đây, bệnh nhân phải cắt túi mật để điều trị sỏi nhưng phương pháp Tán sỏi mật qua da ra đời đã giúp bệnh nhân vừa sạch sỏi, vừa bảo tồn được túi mật
Sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật là những viên sỏi được hình thành trong túi mật. Sỏi được hình thành do sự lắng đọng và hình thành các tinh thể cholesterol trong dịch mật. Các tinh thể này lắng đọng lại trở thành sỏi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Điều nguy hiểm ở bệnh này là quá trình hình thành sỏi mật thường kéo dài trong nhiều năm và gần như không có biểu hiện nào rõ ràng. Bởi vậy, nhiều người bị bệnh nhưng không phát hiện ra hoặc chỉ tình cờ phát hiện khi đi siêu âm, khám sức khỏe định kỳ.
Những trường hợp có biểu hiện thì sỏi đã lớn, làm tắc ống mật gây ra các cơn đau. Cơn đau xảy ra thường sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ. Người bệnh có thể bị đau ở giữa hoặc bên phải phần trên của ổ bụng, ngay dưới xương sườn. Mỗi cơn đau thường kéo dài khoảng 60 phút. Trong các cơn đau người bệnh có cảm giác kéo dài nhức nhối, căng phồng.
Sỏi túi mật có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 8-10% dân số. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra tình trạng tắc mật, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, viêm túi mật, chảy máu đường mật hay viêm tuỵ cấp…
Các cách điều trị bệnh
Để tránh những biến chứng không mong muốn như trên, Accutech Việt Nam mang đến cho quý bạn đọc những phương pháp điều trị hiệu quả:
Đây là một phương pháp chữa sỏi mật mới với nhiều ưu điểm vượt trội như: an toàn, hạn chế gây đau, ít xâm lấn. Đặc biệt, tán sỏi mật qua da bằng laser là phương pháp điều trị duy nhất loại “sạch hoàn toàn” sỏi mà vẫn bảo tồn được túi mật cho người bệnh. Tán sỏi mật qua da thường được áp dụng với những bệnh nhân có chức năng túi mật còn tốt (trên 40%).
Cắt túi mật
Với những bệnh nhân có nhiều sỏi trong túi mật, chức năng túi mật không đủ đáp ứng Tán sỏi mật qua da, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ túi mật cho bệnh nhân bằng mổ mở hoặc nội soi.
Hỗ trợ điều trị sỏi
Đối với người bệnh có sỏi kích thước rất nhỏ, số lượng ít và chưa gây ra triệu chứng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách kết hợp thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc có tác dụng hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.